Gỡ nút thắt mối quan hệ của Bạn và Nhân viên dịp cận Tết

Ngày: 15/01/2019 lúc 17:51PM

Giai đoạn sau Tết, bạn nhận ồ ạt các lá thư xin nghỉ việc của nhân viên, bạn nghĩ điều đó là bình thường bởi năm nào cũng vậy, chuyện đó như một vòng tuần hoàn. Bạn quá stress bởi doanh thu công ty nên chả quan tâm ngọn nguồn lý do “exit” ấy. Phải chăng bạn đang làm thất thoát một nguồn nhân lực chất lượng, một khoảng tài chính cho công ty? Tại buổi workshop tổ chức tại Nest by AIA với chủ đề “Áp lực công việc cuối năm và vai trò của chuyên gia tâm lý trong tổ chức”, Ms. Nông Vương Phi – Founder kiêm CEO của Phi&P và Ms. Nguyễn Thị Tâm – Chuyên gia tâm lý Hồn Việt đã lý giải được nút thắt ấy nằm ở đâu và con số 90 là gì.

Vì sao nhân viên của bạn lại chọn thời điểm nghỉ việc là sau Tết?

Giai đoạn cuối năm – giai đoạn nước rút để công ty chạy đua với doanh số, hàng tá công việc ập tới, cả Công ty bạn chìm ngập trong sự bận rộn, sự căng thẳng. Giai đoạn này tâm lý của nhân viên và cả bạn đều không ổn định. Và rồi hàng ngàn câu hỏi đặt ra trong đầu Nhân viên như “Công việc hiện tại thực sự có ý nghĩa không? Nó có hiệu quả không? Có giúp được bản thân vui vẻ, hạnh phúc không? Và tôi đang đứng ở vị trí nào trong công ty này? v.v…”. Đó là những câu hỏi trong thước đo nhu cầu sống của con người. Bạn là Chủ doanh nghiệp hay Cấp Quản lý có cảm xúc như thế nào thì Nhân viên cũng giống y bạn mà thôi. Và quá trình “ủ mưu” đã hình thành tự khi nào lại có thêm lý do thôi thúc.

Mọi thứ đã được chuẩn bị rất kỹ?

Theo thống kê 1.000 nhân viên, Người lao động đã dành ra 90 ngày “không hài lòng” về Công ty và “ủ mưu”, 90 ngày “look around” tìm một công việc mới. Nhân viên của bạn đã dành 90 phút cho các cuộc phỏng vấn mới và đưa ra quyết định chọn Công ty nào trong vòng 90 giờ. Cuối cùng, Nhân viên chỉ dành ra 90 phút chào tạm biệt đồng nghiệp, công ty. Trong buổi Exit Interview, bạn mong ngống sẽ được nghe toàn bộ sự thật lý do để có thể lôi kéo người đó ở lại, nhưng không, chỉ có 90 giây sự thật được tiết lộ thôi. Và hệ quả là có tới 90% đồng nghiệp có mối quan hệ bị ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Con số 90 thần thánh đã bao quát được cả quy trình nghỉ việc của nhân viên. Bạn cần phải nắm bắt Nhân viên của mình ở giai đoạn nào để tìm ra phương hướng giải quyết.

Con số 90 là gì? 

Giải quyết như thế nào?

Tiền lương của Nhân viên có phải là vấn đề? Không hoàn toàn là như vậy.

Vấn đề nằm ở “tâm lý” người lao động. Bạn có quan tâm cảm xúc của Nhân viên mình không? Có tạo môi trường tâm lý ổn định chứ? Có tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho Người lao động không? Còn thể chất, bạn có thực sự quan tâm đến sức khoẻ Nhân viên và đưa ra những giải pháp? “Nền tảng của mọi cảm xúc, mọi hành vi của con người đều bắt nguồn từ TÂM LÝ” – chia sẻ của Ms. Nguyễn Thị Tâm.

Trong buổi workshop, Ms. Nông Vương Phi đã cho các học viên cùng chơi trò chơi “thực tế”, đó là đóng vai 1 trong 3 vị trí: Công ty, Quản lý hay Người lao động; từ 23 keywords, mọi người tự đánh giá các yếu tố trong công việc gồm: cảm xúc – tài chính - xã hội - thể chất, … của công việc hiện tại có ảnh hưởng/tác động đến bản thân mình ở mức độ nào. Tuy chơi mà thật, đó là lúc mọi người có thể bộc bạch được suy nghĩ của mình.

Các học viên cùng nhau chơi và thảo luận. 

Từ đó, CEO Phi&P đã đưa ra một giải pháp mang tính sâu sát mà vô cùng hữu hiệu, đó là “Stay interview”. Không quá cầu kỳ, việc này có thể thực hiện bất cứ đâu, bất cứ khi nào từ khi Nhân viên mới bước chân vào công ty. Người Nhân viên đó sẽ thấy được sự quan tâm của bạn đối với họ, đồng thời, nhân viên của bạn đang gặp vấn đề gì trong công việc hay gia đình, hay xã hội, bạn cũng có thể giúp người đó gỡ rối được chừng nào. “Phương pháp này giúp Công ty giảm tỉ lệ nghỉ việc tới 40%, thậm chí 50%” – như Ms. Phi dẫn chứng trên thế giới. Thêm vào đó, bạn hãy bảo vệ Người lao động của mình với các từ khoá như: Metoo, Sexual Harassment, LGBT, …

Nút thắt mối quan hệ Cấp trên – Cấp dưới nằm ở đây. Khi bạn quan tâm đến tâm lý của người lao động và thấu hiểu họ, thì bạn sẽ nhận lại được sự trân trọng, sự nhiệt huyết, gắn bó lâu dài của người đó.

Hãy biết so sánh

Là Chủ doanh nghiệp, là Cấp quản lý, bạn cần phải tập trung và phân phối yếu tố nào là quan trọng hàng đầu và các yếu tố nào là vệ tinh ở từng giai đoạn của công ty. Vấn đề Nhân sự, bạn cần đứng ở 3 vị trí: Công ty – Cấp quản lý – Người lao động, để so sánh và đưa ra quyết định chuẩn xác. Nếu như bạn muốn giữ người lao động bởi người đó làm tốt, thái độ tốt thì hãy đứng về phía họ. Nhưng khi Công ty muốn thay đổi cơ cấu, muốn thay máu thì bạn nên hướng theo mục tiêu của Công ty. Đồng thời, bạn hãy tự xem xét năng lực quản lý của mình có ảnh hưởng đến vị trí nào không. Phải biết đặc vấn đề  cho cả 3 bên và cùng nhau giải quyết thì cả công ty mới cùng nhau phát triển bền vững được.

Thảo luận & đặt câu hỏi

Chủ Doanh nghiệp – Cấp quản lý không phải là bác sĩ tâm lý

Bạn loay hoay với hàng tá công việc của công ty, trong đó có vấn đề tâm lý nhân viên. Ms. Phi chia sẻ: “Công ty lớn trên 1.000 nhân viên thì phải có bác sĩ tâm lý và có chứng chỉ hành nghề. Vậy, công ty lớn làm được thì các công ty nhỏ càng dễ thực hiện hơn chứ!”

Hãy nhìn lại bạn được gì và mất gì khi không có bác sĩ tâm lý trong công ty. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ rằng: bác sĩ tâm lý sẽ giúp công ty bạn có hiệu suất làm việc cao hơn rất nhiều đó.

Phi&P Team
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục
zalo-social