Giữa cơn khủng hoảng COVID 19, HR nên hành động như thế nào?
Ngày: 05/06/2020 lúc 17:18PM
BE STRONG HR!
Bài viết được trích từ nhóm Phi&P- HR& Leadership Training
Mấy hôm học viên ngày nào cũng nhắn tin và điện thoại hỏi:" Cô ơi cho em hỏi tình hình này chắc phải đóng bớt các cửa hàng, cắt giảm lao động, chắc phải giảm lương vì bên em là chuỗi... Mà xưa nay em chưa từng làm công việc này bao giờ, em vào làm là chỉ có tuyển tuyển tuyển… chứ chưa cần phải cho ai nghĩ là đã nghĩ mất. Có bạn thì than thở em mới vào Công ty chưa bao lâu, cái cũ không phải em xây dựng mà em chỉ thừa hưởng nên giờ cũng không rành."
Tôi khuyên các bạn hãy xem lại hết tất cả những văn bản mà bình thường các bạn chẳng bao giờ thèm ngó tới đó là:
- Điều lệ Công ty
- Quy chế Tài chính
- Nội quy lao động
- Thoả ước lao động tập thể
- Hợp đồng lao động và các mức lương đang thể hiện trên HĐLĐ.
- Tất cả các văn bản, quyết định, chính sách liên quan đến Người lao động.
Khi đọc, các bạn sẽ thấy những văn bản, tài liệu này hoàn toàn có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mấy cái gạch đầu dòng “Căn cứ….” và các số liệu liên quan đến Quỹ dự phòng rủi ro, quỹ lương, quỹ thưởng, rồi trường hợp bất khả kháng… Sau khi có đầy đủ thông tin, bạn sẽ biết phải làm gì với mức bao nhiêu, khi nào làm. Đừng dại dột chỉ lo làm quyết định cắt HĐLĐ mà sau này không cứu vãn kịp, hãy xem xét thấu đáo hết cả lý và tình, bạn sẽ có cách giải quyết tốt nhất cho cả 2 bên. Tôi không thể đưa ra lời khuyên cụ thể, vì phải nhúng vào số liệu thì mới biết nên tư vấn thế nào.
Tuy nhiên, hãy xem xét những việc sau trong thời gian việc ít, doanh thu không có mà người thì vẫn phải giữ:
- Trả lương chờ việc: là mức 2 bên có thể thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.
- Bố trí nghỉ luân phiên (làm việc không trọn tuần, trọn tháng) nhằm giữ lại lao động có chuyên môn tay nghề cao và chia sẻ ngày công với nhau
- Hoàn thiện những quy trình, những bản mô tả công việc trước đây chưa có, hoặc đã có nhưng bận quá không cập nhật.
- 3S Công ty luôn: Lau chùi dọn dẹp, bảo hành bảo trì máy móc thiết bị nhà xưởng. Sắp xếp lại hồ sơ giấy tờ.
- Lên kế hoạch đào tạo khắc phục những lỗi chất lượng trong dịch vụ cũng như sản xuất để khi có đơn hàng trở lại chúng ta sẽ rất vững vàng. Trong thời điểm khó khăn này thì tiết kiệm chi phí bằng cách đào tạo nội bộ, và đặc biệt là đào tạo khắc phục lỗi thì không cần phải thuê ngoài chi cho tốn tiền.
Ngày xưa khi Phi làm HRD cũng có giai đoạn Công ty bị cháy xưởng, đứng hình mấy tháng. Rồi có giai đoạn không trúng thầu, anh em lủ khủ ngồi mốc meo… nên mình có kinh nghiệm trong mấy việc này lắm. Kể cả thừa hưởng cả đơn kiện tụng chưa giải quyết xong mà mình vào nhận việc thì nhận luôn cái tráp đó. Nghĩ lại, càng va chạm nhiều thì càng học được nhiều các bạn ạ! Và những lúc này các CEO và Công ty rất cần sự mạnh mẽ, logic, am hiểu Luật lao động và còn thấu tình đạt lý của HR đó các bạn!
HR đừng nản chí mà hãy cố lên nha!
Be strong!
>>> XEM THÊM: HR STRATEGY - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ