Chuyện phỏng vấn: Hỏi sao cho hay?
Ngày: 31/01/2019 lúc 13:19PM
Buổi phỏng vấn thành công hay không thì cần có sự tương tác tốt từ phía nhà tuyển dụng và ứng viên. Người phỏng vấn không chỉ đơn thuần đặt ra hàng tá câu hỏi mà cần có những kỹ năng hỏi sao cho hay. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ cho bạn những lời khuyên và gợi ý thú vị để có được buổi phỏng vấn tốt nhất.
1. Đặt câu hỏi phỏng vấn: Những điều nên & không nên
A. NÊN
- Đặt câu hỏi về công ty của bạn. Ứng viên nên tìm hiểu về công ty trước buổi phỏng vấn. Nhất là trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc tìm kiếm thông tin lại càng dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Trước khi bắt đầu phỏng vấn, hãy xác định những phẩm chất quan trọng nhất cần phải có của vị trí mà bạn đang tuyển dụng, và tập trung những câu hỏi phỏng vấn của bạn để khai thác sâu được những phẩm chất này ở ứng viên.
- Đưa ra một tình huống điển hình ở công ty của bạn, và hai người sẽ đóng vai. Ví dụ như bạn là một khách hàng không hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của công ty và yêu cầu ứng viên xử lý tình huống. Xem cách ứng viên trả lời - thái độ, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của họ- để xem họ có phù hợp hay không.
- Hãy giới hạn số lượng câu hỏi dành cho mỗi ứng viên. Có thể là 4-6 câu nếu bạn dự tính cuộc phỏng vấn kéo dài 30 phút, hoặc là 6-12 câu hỏi nếu cuộc phỏng vấn dài 1 tiếng.
- Hãy đặt ra những câu hỏi mở, để bạn có thể cảm nhận xem ứng viên có phù hợp với công ty bạn vàvị trí đang phỏng vấn hay không.
- Để kết thúc cuộc phỏng vấn, hãy dành thời gian để ứng viên có thể đặt câu hỏi cho bạn.
B. KHÔNG NÊN
- Đừng hỏi những câu hỏi vượt quá giới hạn – thường là những câu hỏi gây cảm giác phân biệt đối xử:
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Xu hướng tình dục của bạn làgì?
- Bạn đã kết hôn chưa?
- Bạn đã có con chưa? Hoặc bạn có kế hoạch sinh con trong thời gian tới hay không?
- Bạn có đang mang thai hay không?
- Bạn có đang có khoản nợ nào đó cần trả không?
- Bạn có hút thuốc hay uống bia/rượu thường xuyên không?
- Quan điểm tôn giáo của bạn là gì?
- Quan điểm chính trị của bạn là gì?
- Bạn có bị khuyết tật ở đâu không?
- Nếu bạn tìm thấy những thông tin trên của ứng viên, bằng cách xem trên trang mạng xã hội của họ hoặc được ứng viên cung cấp thông tin một cách tự nguyện, hãy cẩn thận, không sử dụng thông tin đó làm yếu tố quyết định khi tuyển dụng.
- Đừng quá tập trung vào vấn đề Đúng hay Sai của câu trả lời, mà hãy tập trung vào cách ứng viên trả lời câu hỏi đó.
- Đừng để phần lớn buổi phỏng vấn là cuộc độc thoại của một mình bạn. Bạn muốn nói về công ty của mình, nhưng hãy dành nhiều thời gian để ứng viên chia sẻ. Với một cuộc trò chuyện hai chiều, ứng viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
2. 15 câu hỏi phỏng vấn gợi ý
Những câu hỏi mà bạn đặt ra cho ứng viên cần khai thác được các thông tin về cách ứng xử, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, những năng lực chung của ứng viên, và những câu hỏi này cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng vị trí mà bạn tuyển dụng. Dưới đây là 15 câu hỏi gợi ý mà bạn có thể dùng trong cuộc phỏng vấn của mình:
- Hãy giới thiệu về bản thân bạn
- Hãy kể lại một lần bạn bị phê bình
- Khó khăn lớn nhất mà bạn từng gặp về chuyên môn của mình là gì?
- Cấp trên tại công ty cũ của bạn đã từng nhận xét điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty của tôi?
- Nếu như có một khách hàng đang không hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của công ty, họ đang rất bực mình và tỏ ra cực kỳ tức giận, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Môi trường làm việc lý tưởng mà bạn có thể phát huy tốt nhất và cảm thấy vui vẻ nhất là môi trường như thế nào?
- Thành tích tốt nhất mà bạn từng đạt được trong côngviệc là gì?
- Hãy kể về một lần bạn đã phải cố gắng hết sức để giúp khách hàng của mình.
- Hãy kể về một lần mà bạn phải đưa ra lời phê bình rất nặng nề với một ai đó. Bạn đã làm điều đó như thế nào? Và người được bạn phê bình phản ứng ra sao?
- Nếu tôi yêu cầu bạn làm một việc mà bạn không muốn, bạn sẽ làm gì?
- Khi phải làm việc với những người làm bạn khó chịu, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Bạn có rất nhiều công việc phải hoàn thành trong hôm nay, và chắc chắn không có cách nào bạn có thể làm được hết cả. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Đã bao giờ bạn nhận được một công việc mà bạn cảm thấy quá khó chưa? Bạn đã giải quyết như thế nào?
- Hãy kể lại một lần bạn đạt được thành công với nguồn lực ít ỏi.
Bạn có đang tuyển dụng một cách thụ động và thiếu tự tin trong việc “Săn lùng và Chinh phục Nhân tài” hay không? Làm thế nào để tìm thấy và mời được một ứng viên có những tiêu chí rất gần với vị trí mà bạn cần? Bạn có bối rối trong việc bắt đầu đặt vấn đề với Nhân tài ấy? Hãy cùng tìm hiểu và tham gia khoá học "THE SECRET OF RECRUITING TALENTS" TẠI ĐÂY.